Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

KEN YEANG – “TRỞ THÀNH NHÀ SINH THÁI HỌC TRƯỚC KHI THÀNH MỘT KIẾN TRÚC SƯ”

Kienviet.net – “Có nhiều cách chúng ta có thể làm cho các công trình cũ trở nên thân thiện với môi trường hơn, đó là cách nghĩ thông thường. Sử dụng không gian tốt hơn, cải thiện hệ thống thông gió, đưa nhiều ánh sáng hơn vào sâu trong công trình, giảm sự tiêu thụ năng lượng của điều hòa hay hệ thống làm nóng, đảm bảo chất lượng của không khí bên trong, và chúng ta tăng cơ hội thông gió tự nhiên vào giữa mùa. Bạn biết đó là 1 vài cách chúng ta có thể làm được.” – Ken Yeang

CNN: Làm thế nào để trở thành một nhà sinh thái học liên quan đến kiến trúc sư?
KEN YEANG: Nhà sinh thái học có một cái nhìn toàn diện hơn về tổng thể thế giới. Chúng tôi đang quan sát tự nhiên cũng như việc xây dựng môi trường của con người và sự kết nối của 2 điều này – làm sao để môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo tương tác được với nhau. Điều đó có nghĩa là khi thiết kế các công trình chúng tôi không nhìn nhận nó như một vật thể tách rời. Chúng tôi nhìn vào mối quan hệ của công trình với môi trường tự nhiên và và 2 bề mặt đó như thế nào.
CNN: Cảm hứng nào đưa sinh thái và kiến trúc song hành cùng nhau?
KEN YEANG: Sinh thái học theo quan niệm của tôi. Trái tim tôi mách bảo rằng sinh thái là điểm khởi đầu và kết thúc mọi thứ. Đó là nguồn ý tưởng lớn nhất, là nguồn sáng tạo lớn nhất. Con người không thể sáng tạo tốt hơn tự nhiên và tự nhiên chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi.
CNN: Chính xác kiến trúc sinh thái là gì? Sự khác biệt giữa công trình được thiết kế với các nguyên lý đó với các công trình thông thường khác?
KEN YEANG: Kiến trúc sinh thái được thiết kế như là một cách để môi trường nhân tạo hay hệ thống thiết kế của chúng ta tích hợp được sự nhân bản và liền mạch với môi trường tự nhiên. Chúng tôi nhìn nhận không chỉ đơn giản là thiết kế một công trình như một vật thể độc lập trong thành phố hay tại địa điểm đó. Chúng tôi nhìn vào bối cảnh đặc trưng của khu vực xây dựng, các hình thái sinh thái đặc biệt và chúng tôi phải tích hợp một cách tự nhiên, có tính hệ thống và sinh thái.
Sự kết hợp tự nhiên có nghĩa là tích hợp với các đặc điểm tự nhiên của khu đất như địa chất, nước ngầm, hệ thực vật và các đặc trưng riêng của khu đất. Sự kết hợp hệ thống là kết hợp với quá trình thay thế tự nhiên với môi trường do chúng ta tạo ra: sử dựng nước, năng lượng, sử dụng chất thải, nước thải và các vấn đề tương tự. Cả con người và tự nhiên phải phối hợp với nhau và nếu như vậy thì sẽ không còn ô nhiễm cũng như lãng phí. Sự tích hợp dài lâu có nghĩa là kết hợp tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng của trái đất và nguyên liệu với tỉ lệ bổ sung thêm.
CNN: Đâu là ưu điểm và các cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu cho công trình?
KEN YEANG: Tôi nghĩ xây dựng nên mô phỏng hệ sinh thái. Hệ sinh thái tự nhiên trước khi có con người và sự tác động vào hệ thống tồn tại sẵn có mà bản thân chúng đã ở trạng thái cân bằng, tự cung tự cấp và tự bền vững.
Có rất nhiều các đặc trưng của hệ sinh thái con người cần mô phỏng. Lấy ví dụ trong hầu hết hệ sinh thái có vật liệu hỗn hợp, vật liệu tái sinh cũng như vật liệu không tái sinh, tất cả lại cùng nhau tạo thành một loại khác, nơi nào mà con người xây dựng nên môi trường bằng các loại hỗn hợp thì chúng sẽ là loại không tái sinh và vô cơ. Một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là bù lại các hỗn hợp vô cơ bằng các hỗn hợp hữu cơ và làm cho chúng tương tác với nhau để tạo nên một loại khác.
Nếu bạn nhìn vào cách các vật liệu được sử dụng trong hệ sinh thái bạn sẽ nhận ra và phát hiện rằng không có chất thải. Chất thải của hệ hữu cơ sẽ trở thành thức ăn cho hệ khác và mọi thứ được tái chế trong một hệ sinh thái do con người tạo nên thì sẽ có một hệ thống khác được hình thành. Chúng ta sử dụng một vài thứ và sau đó chúng ta vứt đi. Nhưng các yếu tố tự nhiên thì không biến mất mà chúng phải đến đâu đó hoặc là chúng kết thúc trên mặt đất hoặc chúng phải lấp đầy một khoảng nào đó. Chúng ta phải mô phỏng và cố gắng tái sử dụng mọi thứ hoặc là tái chế chúng, khi chúng ta không tái sử dụng hay tái chế thì chúng ta nên tích hợp chúng trở lại với môi trường tự nhiên.
Một quá trình khác chúng ta nên mô phỏng đó là nguồn năng lượng duy nhất đến từ mặt trời. Trong hệ sinh thái tất cả mọi thứ đến từ mặt trời thông qua quá trình quang hợp trong khi hiện nay ở môi trường nhân tạo nguồn năng lượng của chúng ta là đến từ nhiên liệu dưới đất, hoặc tái sử dụng, năng lượng từ gỗ hay hydro nhưng không phải từ mặt trời. Và cho đến khi chúng ta có thể vận hành một môi trường nhân tạo bằng cách mô phỏng sự quang hợp thì đó sẽ là một quãng dài trong khi trước đó chúng ta có thể có một hệ sinh thái thực sự.
CNN: Các việc của ông làm có thể được sử dụng để cải thiện hệ sinh thái của các công trình hiện nay?
KEN YEANG: Chúng ta không chỉ nên nhìn vào các tòa nhà mới mà quên các tòa nhà cũ bởi đấy là vấn đề thậm chí còn lớn hơn các công trình mới trong tương lai. Sự nâng cấp các công trình cũ và làm xanh hóa chúng cũng quan trọng như thiết kế một công trình mới.
CNN: Ông sẽ làm gì để một công trình cũ sẽ xanh hóa hơn?
KEN YEANG: Tôi nghĩ là có nhiều cách chúng ta có thể làm cho các công trình cũ trở nên thân thiện với môi trường hơn, đó là cách nghĩ thông thường. Sử dụng không gian tốt hơn, cải thiện hệ thống thông gió, đưa nhiều ánh sáng hơn vào sâu trong công trình, giảm sự tiêu thụ năng lượng của điều hòa hay hệ thống làm nóng, đảm bảo chất lượng của không khí bên trong, và chúng ta tăng cơ hội thông gió tự nhiên vào giữa mùa. Bạn biết đó là 1 vài cách chúng ta có thể làm được.
CNN: Ông có thể nói một chút về tòa nhà EDITT ở Singapore?
KEN YEANG: EDITTTower là một dự án chúng tôi muốn minh họa cho tất cả các ý tưởng trong một tòa nhà đơn lẻ. Tôi cũng bổ sung thêm là đó là 1 công trình và các công trình khác đều không phải là kiểu sinh thái. Nhìn chung một tòa nhà cao tầng sử dụng nhiều hơn 30% năng lượng và vật liệu để xây dựng và vận hành so với các cấu trúc khác nhưng đối với các tòa nhà cao tầng, với hình dáng như định xây, chúng tôi cân nhắc khá kỹ cho đến khi tìm ra một sự lựa chọn hợp lý về kinh tế hơn. Quan điểm của tôi là nếu chúng tôi phải xây các tòa nhà đó thì chúng tôi sẽ làm chúng gần gũi với hệ sinh thái nhất có thể. Đó là một công việc khó khăn nhưng có ai đó phải làm.
Tại công trình EDITT chúng tôi cố gắng làm cân bằng khối lượng vô cơ rất lớn của công trình với khối lượng hữu cơ, điều đó có nghĩa là mang hệ thực vật và cảnh quan vào công trình. Nhưng tôi cũng không muốn đưa tất cả cảnh quan vào một địa điểm. Chúng tôi muốn trải khắp công trình, kết hợp với cây cối từ dưới đất leo lên bao phủ công trình.
Sau đó chúng tôi muốn nó tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách đặt các tấm pin năng lượng vào bề mặt phía Đông, phía Tây và trên mái và với cách này tòa nhà đã có nguồn năng lượng của riêng nó. Chúng tôi cũng muốn thu nước để chúng có thể hoạt động độc lập với các nhà cung cấp nước. Chúng tôi đặt hệ thống thu nước lên trên mái, nhưng bởi vì công trình có một diện mái rất nhỏ mà chúng tôi có hệ thống mành che kiểu vỏ sò cho phép chúng tôi thu nước mưa qua chúng rất tốt. Có nhiều cách con người có thể xây dựng hệ sinh thái trong một công trình.
CNN: Ông có nghĩ là các thành phố trên khắp thế giới đã sẵn sàng cho một thế hệ các công trình kiểu mới? Liệu chúng ta có thấy sự dịch chuyển theo hướng công trình bền vững không?
KEN YEANG: Tôi nghĩ các nhà quy hoạch đã nhận ra điều này. Họ đã nhận ra từ nhiều năm trước nhưng họ không thể thực thi được vì các ông chủ không cho phép họ thực thi. Như vậy với hệ thống đô thị bền vững ngay trước mắt là điều tối quan trọng nhưng rất nhiều các cộng đồng lại không thực hiện. Thiết kế tiêu thụ năng lượng thấp là điều rất quan trọng và kéo theo là di chuyển chậm, bạn biết là giảm sử dụng xe hơi chuyển sang sử dụng giao thông công cộng sẽ ảnh hưởng tới quy hoạch thành phố. Và các nhà quy hoạch trên toàn thế giới nhận thức được điều này nhưng chỉ có một số ở những vị trí tốt để có thể thực thi nó.
CNN: Điều này quan trọng như thế nào trong tương lai cho việc chúng ta giới thiệu và thực hiện xu thế kiến trúc mới này?
KEN YEANG: Đương nhiên là rất quan trọng. 100% quan trọng, có điều gì đó mà tất cả các nhà thiết kế trên thế giới này phải tuyên bố hôm nay nếu không thì thiên niên kỷ này sẽ là cuối cùng với nhân loại.
CNN: Ông có lạc quan về tương lai? Ông hy vọng và ước mơ gì?
KEN YEANG: Tôi luôn luôn lạc quan về tương lai. Tôi tin tưởng rằng nếu bạn biết cam kết tiến về phía trước và nếu chúng ta tiếp tục giáo dục con người và làm cho toàn thể thế giới thực hiện được thế giới xanh không chỉ trong việc xây dựng môi trường xanh, không chỉ cách sống của họ mà còn trong kinh doanh của họ thì chúng ta sẽ thực sự tiến vào một tương lai xanh. Đó sẽ là một giấc mơ xanh cho tương lai và như là Kermit nói sẽ không dễ dàng để có một thế giới xanh nhưng chúng ta phải cố làm cho thế giới xanh nhất có thể.
CNN: Ông có nghĩ đến năm 2020 chúng ta sẽ thấy các kiểu công trình như thế trên bầu trời?
KEN YEANG: Chúng ta sẽ thấy các tòa nhà xanh như thế, khá sớm trước 2020. Tôi nghĩ phong trào này đang rất mạnh mẽ. Trong vòng 5 đến 10 năm tới chúng ta sẽ nhìn thấy các tòa nhà xanh sẽ được xây. Không chỉ các công trình mà là thành phố xanh, môi trường xanh, quy hoạch xanh, sản phẩm xanh, cách sống xanh, giao thông xanh. Tôi rất lạc quan.
CNN: Các công trình đó sẽ quan trọng như thế nào đối với tương lai thế giới trong sự liên quan đến thay đổi khí hậu?
KEN YEANG: Tôi nghĩ các công trình xanh cực kỳ quan trọng nhưng nó không chỉ là một phần của sự cân bằng. Rất nhiều người nghĩ rằng nếu chúng ta đưa vào các công trình xanh thì mọi thứ sẽ ổn nhưng thực tế không chỉ là các công trình xanh mà còn là kinh tế xanh, chính phủ xanh. Chúng ta phải mở rộng khái niệm xanh ở công trình vào kinh doanh, lối sống… đó mới là điều quan trọng nhất cần làm tiếp theo.
Kienviet.net / Dịch từ CNN

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Căn hộ Gạch Bông

HT aparment: Căn hộ Gạch bông / Landmak Architecture


Căn hộ gạch bông là dự án cải tạo căn hộ chung cư cũ, thuộc nhóm nhà ở tái định cư ở Nam Trung Yên, Hà Nội. Từ hiên trạng, kiến trúc sư đã lên phương án cải tạo và tái cấu trúc lại không gian ngôi nhà kết hợp với việc sáng tạo sử dụng gạch bông trong trang trí. Căn hộ mới với không gian linhhoạt và sống động đem lại nhiều trải nghiệm độc đáo và đậm chất “nghệ thuật”. 


Thông tin dự án :
Công ty thiết kế : LANDMAK ARCHITECTURE, JSC 
Kiến trúc sư chủ trì: Tạ Tiến Vĩnh, Trương Tuấn Chung
Nhóm thiết kế: Vũ Nam Sơn, Vũ Xuân Hải, Nguyễn Thị Thu Phương, Bùi Huy Toàn, Nguyễn Văn Thạo, Lê Huy Trường, Lê Thanh Hà, Đỗ Thọ Hà, Trần Tuấn Anh
Diện tích: 83m2
Năm hoàn thiện: 2014
Địa điểm công trình: Nam Trung Yên- Cầu Giấy- Hà Nội – Việt Nam
Home décor: LAVA, JSC 
Nhiếp ảnh: Lê Anh Đức 
Căn hộ được thiết kế, cải tạo để cho một đôi vợ chồng trẻ + 1 con nhỏ + ông bà nằm trên tầng 11 của tòa nhà chung cư cũ thuộc nhóm nhà ở tái định cư (thu nhập thấp).

Với hiện trạng cũ kỹ + phân chia mặt bằng thiếu sự khoa học, logic (thiếu ánh sáng, thông gió kém) và sơ đồ bố trí các phòng lộn xộn. Chủ nhà đã rất phân vân: có nên ở một nơi như thế này không?
Câu hỏi, sự phân vân đã theo đuổi họ cho đến khi gặp Kiến trúc sư. Chúng tôi nói: Họ nên ở (vì tại Việt nam giá nhà rất đắt đỏ vị trí của nó lại tương đối trung tâm cho việc di chuyển trong thành phố) với điều kiện phải cải tạo lại và công việc được bắt đầu.
Mặt bằng hiện trạng bao gồm 3 phòng ngủ với diện tích gần như bằng nhau; Bếp được bố trí độc lập; Không gian phòng khách nhỏ và hầu như không có ánh sáng, và thông gió rất kém.

Chúng tôi đã phá đi một phòng ngủ ở chính giữa căn hộ để tạo ra một vùng không gian công cộng (phòng khách + phòng ăn + phòng bếp + Terrace) bốn không gian này có thể “vay mượn” diện tích giao thông của nhau và sử dụng được liên hoàn tạo ra một không gian với bốn chức năng đủ lớn và thông gió, ánh sáng tốt.


Góc nhìn vào phòng ăn và bếp / Ảnh(c)

Phòng ngủ nhỏ được xác lập tại vị trí bếp cũ, các vị trí tường cũng được điều chỉnh nhỏ để đảm bảo có thể đặt được giường ngủ theo tiêu chuẩn (phòng ngủ nhỏ)
Tại vị trí phòng ngủ chính, diện tường tiếp giáp với phòng khách được cắt đi một phần (40cm) trước khi gặp phần trần của ngôi nhà. Bằng cách này đã giúp cho phòng khách có thêm ánh sáng và các diện tường phòng ngủ chính, khối kính tivi trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ như một trò chơi xếp hình.

Gạch bông được sử dụng như một vật liệu trang trí (gạch bông xuất hiện tại Việt nam vào những năm 90 của thế kỷ trước, sử dụng lát sàn nhà rất phổ biến). Nó ăn vào tâm trí người Việt nam để nhớ về một thời kỳ khó khăn của nên kinh tế. Nhưng hiện tại vật liệu này được tái sản xuất với vai trò làm đẹp cho những không gian có tính chất nghệ thuật.


Trong căn hộ này, chúng tôi đã sự dụng gạch bông để ốp lên khối đặt TV ( bên trong khối này đó là phòng ngủ nhỏ), Một diện tường lớn của phòng khách phòng khách, một phần nhỏ  trong phòng ngủ chính và bếp. Bằng cách này, chủ nhà có thể cảm nhận được cảm giác “Nghệ thuật” ở khắp mọi nơi…




Nguồn: Kienviet.net

Thông Gió Tự Nhiên Theo Phương Ngang

Thông Gió Tự Nhiên Theo Phương Ngang

Thông gió tự nhiên là một dạng thông gió thụ động, dùng áp lực từ gió (hoặc chênh lệch áp khí cục bộ) để đẩy không khí đi qua tòa nhà.
Thông gió tự nhiên là phương pháp thông gió và làm mát thụ động dễ dàng nhất, phổ biết nhất và thường là chi phí thấp nhất.
Thành công của phương pháp thông gió tự nhiên được xác định bằng mức độ tiện nghi nhiệt cao và lượng khí tươi  phù hợp cấp cho không gian được thông gió mà chỉ cần rất ít hay không cần tiêu thụ năng lượng cho hệ thống  thông gió và làm mát cơ khí.
Sử dụng gió cho công tác làm mát thụ động và cấp khí tươi
 Các biện pháp để tiếp cận với thông gió tự nhiên bao gồm cửa sổ, cửa thông gió, các thiết bịthông gió trên mái và các tổ chức kết cấu hút đẩy gió.Sử dụng cửa sổ chính là phương pháp thông dụng nhất.Các hệ thống tiên tiến có thể kể đến là cửa sổ tự động hay các cửa thông gió kích động bằng rơ le nhiệt.
Nếu không khí được lưu thông qua các lỗ mở có chủ ý và có kết quả là thông gió thì công trình xây dựng đó được cho là có thông gió tự nhiên; còn nếu không khí lưu thông qua các lỗ mở không có chủ ý do gió tự nhiên thì công trình đó có tình trạng bị thẩm thấu không khí hoặc thông gió ngoài ý muốn (rò khí).
Các phương pháp thông gió tự nhiên
Các yếu tố cơ bản của một thiết kế thông gió tự nhiên thành công là hướng và bố cục của tòa nhà, cũng như việc bố trí vị trí và kích thước lỗ mở phù hợp với điều kiện khí hậu. Để có thể tối ưu hóa việc thông gió tự nhiên, bạn sẽ cần sự chênh áp  giữa hướng gió (gió vào) và hướng khuất gió (gió ra). Trong hầu hết các trường hợp, áp suất cao sẽ xảy ra tại hướng gió đến của công trình và áp suất thấp ở phía gió ra.
Khí hậu của từng vùng có thể có các luồng gió chính theo những hướng nhất định, hay gió nhẹ hoặc cũng có thể có các điều kiện gió khác nhau tại từng thời điểm. Nó đòi hỏi sự nỗ lực điều chỉnh của cư dân.  Tham khảo thêm các thông số khí hâu với biểu đồ gió.
Khí hậu vùng có thể có những thời điểm rất nóng trong ngày hoặc trong năm trong khi lại có những thời điểm rất lạnh (đặc biệt là vùng sa mạc). Vào mùa hè, gió thường được sử dụng để cấp khí tươi một cách tối đa trong khi đó, vào mùa đông, thông gió tự nhiên thường được giảm tới mức vừa đủ để loại bỏ hơi ẩm và các chất ô nhiễm.
Vị Trí, Bố Cục và Định Hướng Thông Gió Tự Nhiên
Bố cục và việc định hướng rất quan trọng vì chiều cao và độ sâu của công trình đóng vai trò rất lớn đối với khả năng đưa khí bên ngoài lưu thông qua các khu vực sử dụng trong công trình một cách hiệu quả. Ở phần bố cục và định hướng, chúng ta sẽ thảo luận về việc làm sao để tận dụng chúng cho công tác thông gió thụ động. Nói một cách ngắn gọn, các tầng cao và mái được tiếp xúc với nhiều gió hơn các tầng thấp và các công trình có chiều rộng nằm dọc theo hướng gió chủ đạo (tức là quay chiều dài chắn hướng gió)sẽ có nhiều thuận lợi trong việc thông gió tự nhiên hơn cả.. Sân và không gian mở cũng giúp cho thông gió tự nhiên hiệu quả hơn.
Thông gió xuyên ngang
Khi bố trí các lỗ mở thông gió, bạn phải bố trí các đường gió ra và vào để tối ưu hóa các luồng khí lưu thông qua công trình.Các cửa sổ và lỗ mở thông gió được bố trí tại các hướng đối diện trong công trình để tạo ra các làn gió nhẹ tự nhiên đi qua tòa nhà.Nó được gọi là thông gió xuyên ngang. Nhìn chung, thông gió xuyên ngang là một phương pháp thông gió tự nhiên hữu hiệu nhất.
Thông gió xuyên ngang (hình dưới) hiệu quả hơn so với các hình thức thông gió không đi qua toàn bộ không gian (hình trên)
(Hình ảnh từ Sun, Wind, and Light, của G.Z. Brown và Mark DeKay, Wiley xuất bản)lát
Thông thường, cách tốt nhất là không nên bố trí các lỗ mở đối diện nhau một cách hoàn toàn trong một không gian.Việc này hiển nhiên là cách thông gió tốt nhất nhưng nó cũng có thể làm cho một số vị trí trong phòng được làm mát và thông gió tốt còn các vị trí khác thì không. Việc bố trí các lỗ mở đối diện nhau, nhưng không ngang bằng nhau, giúp cho không khí trong phòng được hòa đều, khí tươi và làm mát được phân tán một cách tốt hơn. Bạn cũng có thể tăng cường thông gió xuyên ngangbằng các lỗ mở lớn hơn tại hai hướng gió vào và gió ra của công trình, bố trí khí vào tại các khu vực áp suất cao và khí ra tại khu vực áp suất thấp.
Mức độ thông gió và trộn khí khác nhau với các cửa sổ mở khác nhau
Bố trí đường khí vào tại vị trí thấp trong phòng và đường khí ra tại vị trí cao có thể giúp cho việc làm mát không gian phòng hiệu quả hơn vì chúng tận dụng được đối lưu tự nhiên.Không khí lạnh sẽ ở vị trí thấp hơn trong khi không khí nóng sẽ bốc lên cao; như vậy việc bố trí lỗ mở thấp xuống giúp đẩy không khí lạnh qua các không gian, trong khi đường thoát cao hơn sẽ giúp đẩy không khí ấm đi ra ngoài. Phương pháp này được thể hiện rõ hơn trong mục thông gió theo phương đứng (thông gió đứng nhờ vào chênh lệch độ cao và nhiệt độ)
Độ cao của lỗ mở ảnh hưởng tới thông gió thụ động 
(Hình ảnh từ Sun, Wind, and Light, của G.Z. Brown và Mark DeKay, Wiley xuất bản)
Định Hướng Gió
Không phải toàn bộ toàn nhà có thể định hướng thông gió xuyên phòng  được. Nhưng gió vẫn có thể được định hướng nhờ các kết cấu kiến trúc như cửa sổ, tường cánh, hàng rào hay thậm chí là trồng cây theo chủ ý.
Nhờ các kết cấu kiến trúc mà  gió có thể được đổi hướng vàđưavào trong phòng. Những kết cấu được bố trí đối diện nhau và đối diện với hướng gió  sẽ làm tăng cường hiệu ứng này. Các cấu kiện này có thể là cửa sổ hay các tường chắn gió hoặc các kết cấu lớn như hàng rào, tường hoặc hàng cây.

Cấu kiện công trình có thể điều chỉnh hướng gió chính thành thông gió chéo.
Tường Cánh
Bố trí tường cánh hướng ra ngoài  bên cạnh cửa sổ để những làn gió rất nhẹ khi đập vào tường cũng có thể tạo ra một vùng áp suất cao tại một hướng và áp suất thấp tại hướng bên kia. Sự chênh lệch áp suất đưa khí bên ngoài tràn vào qua một cửa sổ và đi ra tại cửa sổ liền kề.Tường cánh đặc biệt hiệu quả tại các khu đất có tốc độ gió thấp và hướng gió thay đổi.
Các loại tường cách có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực được bố trí trên cùng tường hay trên các tường liền kề.
(Hình ảnh từ  Sun, Wind, and Light, p. 184 của G.Z. Brown and Mark DeKay,  Wiley xuất bản)

Giấy phép: CC BY-NC-SA 3.0

Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014

Dự Án mang tên "SỰ TÁI SINH" - Cửa lá sách Breezway

Thiết kế độc đáo này có tên gọi là “SỰ TÁI SINH”

Ngôi nhà được kiến trúc sư Hamilton phối hợp cùng chủ ngôi nhà Chris Clarke “TÁI SINH” từ tàn dư còn sót lại sau thảm họa cháy rừng khủng khiếp nhất ở tiểu bang Victoria – Úc vào thứ 7 ngày 7 tháng 2, 2009 mà sau này người dân Úc gọi là Thứ 7 Đen.
Grand-Designs-Australia_Bushfire-House_051-e134809992367411
Grand-Designs-Australia_Bushfire-House_061-e134809989253511
Thiết kế này đã được nhận Giải thưởng cao nhất của BDAV (The Building Designers Association of Victoria) dành cho Kiệt tác tinh tế và hiện đại nhất năm 2011.
Với lối thiết kế bền vững, mở rộng, kết hợp Cửa lá sách Altair – Breezway, không gian của ngôi nhà gần như mở hoàn toàn. Nhờ vậy không khí được tự do lưu thông, giữ cho ngôi nhà cảm giác tươi mát và thoải mái. Mỗi vị trí của cửa sổ lá sách Breezway đều có ý nghĩa nhất định trong việc đảm bảo đầy đủ các tính năng thông thoáng cho ngôi nhà về ÁNH SÁNG (Light) – KHÔNG KHÍ (Air) – KHÔNG GIAN (Space).
101125_Callingnee_028-e134809997676511
Grand-Designs-Australia_Bushfire-House_071-e134809985842211
Lối thiết kế thân thiện với môi trường và tận dụng hiệu quả nguồn năng lượng thiên nhiên này đã được các cố vấn của BDAV mô tả là “Một minh chứng cho sự can đảm của những người sống sót sau mùa cháy rừng khủng khiếp nhất của nước Úc trong suốt 110 năm qua” .
Grand-Designs-Australia_Bushfire-House_211-e134809977739211
Grand-Designs-Australia_Bushfire-House_221-e134809926633611
101125_Callingnee_034-e134809995989111
101125_Callingnee_042-e134809994554311
Các giải thưởng mà thiết kế này nhận được:
+ Kiến trúc của năm 2011
+ Giải thưởng dành cho thiết kế tận dụng năng lượng thiên nhiên hiệu quả nhất
+ Giải thưởng dành cho phòng tắm sáng tạo nhất
+ Giải thường dành cho việc sử dụng thép trong xây dựng sáng tạo nhất
+ Giải thường dành cho việc sử dụng gỗ trong xây dựng sáng tạo nhất
+ Giải thưởng dành cho thiết kế nội thất ấn tượng nhất

Mọi chi tiết xin liên hệ: Phone: Mr Tiến: 093 882 3536
Địa Chỉ: 230/8 Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP HCM.
Mail: tim.nguyen@greenfuture.vn    Skype: cuasolasach