Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

KEN YEANG – “TRỞ THÀNH NHÀ SINH THÁI HỌC TRƯỚC KHI THÀNH MỘT KIẾN TRÚC SƯ”

Kienviet.net – “Có nhiều cách chúng ta có thể làm cho các công trình cũ trở nên thân thiện với môi trường hơn, đó là cách nghĩ thông thường. Sử dụng không gian tốt hơn, cải thiện hệ thống thông gió, đưa nhiều ánh sáng hơn vào sâu trong công trình, giảm sự tiêu thụ năng lượng của điều hòa hay hệ thống làm nóng, đảm bảo chất lượng của không khí bên trong, và chúng ta tăng cơ hội thông gió tự nhiên vào giữa mùa. Bạn biết đó là 1 vài cách chúng ta có thể làm được.” – Ken Yeang

CNN: Làm thế nào để trở thành một nhà sinh thái học liên quan đến kiến trúc sư?
KEN YEANG: Nhà sinh thái học có một cái nhìn toàn diện hơn về tổng thể thế giới. Chúng tôi đang quan sát tự nhiên cũng như việc xây dựng môi trường của con người và sự kết nối của 2 điều này – làm sao để môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo tương tác được với nhau. Điều đó có nghĩa là khi thiết kế các công trình chúng tôi không nhìn nhận nó như một vật thể tách rời. Chúng tôi nhìn vào mối quan hệ của công trình với môi trường tự nhiên và và 2 bề mặt đó như thế nào.
CNN: Cảm hứng nào đưa sinh thái và kiến trúc song hành cùng nhau?
KEN YEANG: Sinh thái học theo quan niệm của tôi. Trái tim tôi mách bảo rằng sinh thái là điểm khởi đầu và kết thúc mọi thứ. Đó là nguồn ý tưởng lớn nhất, là nguồn sáng tạo lớn nhất. Con người không thể sáng tạo tốt hơn tự nhiên và tự nhiên chính là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi.
CNN: Chính xác kiến trúc sinh thái là gì? Sự khác biệt giữa công trình được thiết kế với các nguyên lý đó với các công trình thông thường khác?
KEN YEANG: Kiến trúc sinh thái được thiết kế như là một cách để môi trường nhân tạo hay hệ thống thiết kế của chúng ta tích hợp được sự nhân bản và liền mạch với môi trường tự nhiên. Chúng tôi nhìn nhận không chỉ đơn giản là thiết kế một công trình như một vật thể độc lập trong thành phố hay tại địa điểm đó. Chúng tôi nhìn vào bối cảnh đặc trưng của khu vực xây dựng, các hình thái sinh thái đặc biệt và chúng tôi phải tích hợp một cách tự nhiên, có tính hệ thống và sinh thái.
Sự kết hợp tự nhiên có nghĩa là tích hợp với các đặc điểm tự nhiên của khu đất như địa chất, nước ngầm, hệ thực vật và các đặc trưng riêng của khu đất. Sự kết hợp hệ thống là kết hợp với quá trình thay thế tự nhiên với môi trường do chúng ta tạo ra: sử dựng nước, năng lượng, sử dụng chất thải, nước thải và các vấn đề tương tự. Cả con người và tự nhiên phải phối hợp với nhau và nếu như vậy thì sẽ không còn ô nhiễm cũng như lãng phí. Sự tích hợp dài lâu có nghĩa là kết hợp tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lượng của trái đất và nguyên liệu với tỉ lệ bổ sung thêm.
CNN: Đâu là ưu điểm và các cách tiếp cận của phương pháp nghiên cứu cho công trình?
KEN YEANG: Tôi nghĩ xây dựng nên mô phỏng hệ sinh thái. Hệ sinh thái tự nhiên trước khi có con người và sự tác động vào hệ thống tồn tại sẵn có mà bản thân chúng đã ở trạng thái cân bằng, tự cung tự cấp và tự bền vững.
Có rất nhiều các đặc trưng của hệ sinh thái con người cần mô phỏng. Lấy ví dụ trong hầu hết hệ sinh thái có vật liệu hỗn hợp, vật liệu tái sinh cũng như vật liệu không tái sinh, tất cả lại cùng nhau tạo thành một loại khác, nơi nào mà con người xây dựng nên môi trường bằng các loại hỗn hợp thì chúng sẽ là loại không tái sinh và vô cơ. Một trong những điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là bù lại các hỗn hợp vô cơ bằng các hỗn hợp hữu cơ và làm cho chúng tương tác với nhau để tạo nên một loại khác.
Nếu bạn nhìn vào cách các vật liệu được sử dụng trong hệ sinh thái bạn sẽ nhận ra và phát hiện rằng không có chất thải. Chất thải của hệ hữu cơ sẽ trở thành thức ăn cho hệ khác và mọi thứ được tái chế trong một hệ sinh thái do con người tạo nên thì sẽ có một hệ thống khác được hình thành. Chúng ta sử dụng một vài thứ và sau đó chúng ta vứt đi. Nhưng các yếu tố tự nhiên thì không biến mất mà chúng phải đến đâu đó hoặc là chúng kết thúc trên mặt đất hoặc chúng phải lấp đầy một khoảng nào đó. Chúng ta phải mô phỏng và cố gắng tái sử dụng mọi thứ hoặc là tái chế chúng, khi chúng ta không tái sử dụng hay tái chế thì chúng ta nên tích hợp chúng trở lại với môi trường tự nhiên.
Một quá trình khác chúng ta nên mô phỏng đó là nguồn năng lượng duy nhất đến từ mặt trời. Trong hệ sinh thái tất cả mọi thứ đến từ mặt trời thông qua quá trình quang hợp trong khi hiện nay ở môi trường nhân tạo nguồn năng lượng của chúng ta là đến từ nhiên liệu dưới đất, hoặc tái sử dụng, năng lượng từ gỗ hay hydro nhưng không phải từ mặt trời. Và cho đến khi chúng ta có thể vận hành một môi trường nhân tạo bằng cách mô phỏng sự quang hợp thì đó sẽ là một quãng dài trong khi trước đó chúng ta có thể có một hệ sinh thái thực sự.
CNN: Các việc của ông làm có thể được sử dụng để cải thiện hệ sinh thái của các công trình hiện nay?
KEN YEANG: Chúng ta không chỉ nên nhìn vào các tòa nhà mới mà quên các tòa nhà cũ bởi đấy là vấn đề thậm chí còn lớn hơn các công trình mới trong tương lai. Sự nâng cấp các công trình cũ và làm xanh hóa chúng cũng quan trọng như thiết kế một công trình mới.
CNN: Ông sẽ làm gì để một công trình cũ sẽ xanh hóa hơn?
KEN YEANG: Tôi nghĩ là có nhiều cách chúng ta có thể làm cho các công trình cũ trở nên thân thiện với môi trường hơn, đó là cách nghĩ thông thường. Sử dụng không gian tốt hơn, cải thiện hệ thống thông gió, đưa nhiều ánh sáng hơn vào sâu trong công trình, giảm sự tiêu thụ năng lượng của điều hòa hay hệ thống làm nóng, đảm bảo chất lượng của không khí bên trong, và chúng ta tăng cơ hội thông gió tự nhiên vào giữa mùa. Bạn biết đó là 1 vài cách chúng ta có thể làm được.
CNN: Ông có thể nói một chút về tòa nhà EDITT ở Singapore?
KEN YEANG: EDITTTower là một dự án chúng tôi muốn minh họa cho tất cả các ý tưởng trong một tòa nhà đơn lẻ. Tôi cũng bổ sung thêm là đó là 1 công trình và các công trình khác đều không phải là kiểu sinh thái. Nhìn chung một tòa nhà cao tầng sử dụng nhiều hơn 30% năng lượng và vật liệu để xây dựng và vận hành so với các cấu trúc khác nhưng đối với các tòa nhà cao tầng, với hình dáng như định xây, chúng tôi cân nhắc khá kỹ cho đến khi tìm ra một sự lựa chọn hợp lý về kinh tế hơn. Quan điểm của tôi là nếu chúng tôi phải xây các tòa nhà đó thì chúng tôi sẽ làm chúng gần gũi với hệ sinh thái nhất có thể. Đó là một công việc khó khăn nhưng có ai đó phải làm.
Tại công trình EDITT chúng tôi cố gắng làm cân bằng khối lượng vô cơ rất lớn của công trình với khối lượng hữu cơ, điều đó có nghĩa là mang hệ thực vật và cảnh quan vào công trình. Nhưng tôi cũng không muốn đưa tất cả cảnh quan vào một địa điểm. Chúng tôi muốn trải khắp công trình, kết hợp với cây cối từ dưới đất leo lên bao phủ công trình.
Sau đó chúng tôi muốn nó tiêu thụ ít năng lượng hơn bằng cách đặt các tấm pin năng lượng vào bề mặt phía Đông, phía Tây và trên mái và với cách này tòa nhà đã có nguồn năng lượng của riêng nó. Chúng tôi cũng muốn thu nước để chúng có thể hoạt động độc lập với các nhà cung cấp nước. Chúng tôi đặt hệ thống thu nước lên trên mái, nhưng bởi vì công trình có một diện mái rất nhỏ mà chúng tôi có hệ thống mành che kiểu vỏ sò cho phép chúng tôi thu nước mưa qua chúng rất tốt. Có nhiều cách con người có thể xây dựng hệ sinh thái trong một công trình.
CNN: Ông có nghĩ là các thành phố trên khắp thế giới đã sẵn sàng cho một thế hệ các công trình kiểu mới? Liệu chúng ta có thấy sự dịch chuyển theo hướng công trình bền vững không?
KEN YEANG: Tôi nghĩ các nhà quy hoạch đã nhận ra điều này. Họ đã nhận ra từ nhiều năm trước nhưng họ không thể thực thi được vì các ông chủ không cho phép họ thực thi. Như vậy với hệ thống đô thị bền vững ngay trước mắt là điều tối quan trọng nhưng rất nhiều các cộng đồng lại không thực hiện. Thiết kế tiêu thụ năng lượng thấp là điều rất quan trọng và kéo theo là di chuyển chậm, bạn biết là giảm sử dụng xe hơi chuyển sang sử dụng giao thông công cộng sẽ ảnh hưởng tới quy hoạch thành phố. Và các nhà quy hoạch trên toàn thế giới nhận thức được điều này nhưng chỉ có một số ở những vị trí tốt để có thể thực thi nó.
CNN: Điều này quan trọng như thế nào trong tương lai cho việc chúng ta giới thiệu và thực hiện xu thế kiến trúc mới này?
KEN YEANG: Đương nhiên là rất quan trọng. 100% quan trọng, có điều gì đó mà tất cả các nhà thiết kế trên thế giới này phải tuyên bố hôm nay nếu không thì thiên niên kỷ này sẽ là cuối cùng với nhân loại.
CNN: Ông có lạc quan về tương lai? Ông hy vọng và ước mơ gì?
KEN YEANG: Tôi luôn luôn lạc quan về tương lai. Tôi tin tưởng rằng nếu bạn biết cam kết tiến về phía trước và nếu chúng ta tiếp tục giáo dục con người và làm cho toàn thể thế giới thực hiện được thế giới xanh không chỉ trong việc xây dựng môi trường xanh, không chỉ cách sống của họ mà còn trong kinh doanh của họ thì chúng ta sẽ thực sự tiến vào một tương lai xanh. Đó sẽ là một giấc mơ xanh cho tương lai và như là Kermit nói sẽ không dễ dàng để có một thế giới xanh nhưng chúng ta phải cố làm cho thế giới xanh nhất có thể.
CNN: Ông có nghĩ đến năm 2020 chúng ta sẽ thấy các kiểu công trình như thế trên bầu trời?
KEN YEANG: Chúng ta sẽ thấy các tòa nhà xanh như thế, khá sớm trước 2020. Tôi nghĩ phong trào này đang rất mạnh mẽ. Trong vòng 5 đến 10 năm tới chúng ta sẽ nhìn thấy các tòa nhà xanh sẽ được xây. Không chỉ các công trình mà là thành phố xanh, môi trường xanh, quy hoạch xanh, sản phẩm xanh, cách sống xanh, giao thông xanh. Tôi rất lạc quan.
CNN: Các công trình đó sẽ quan trọng như thế nào đối với tương lai thế giới trong sự liên quan đến thay đổi khí hậu?
KEN YEANG: Tôi nghĩ các công trình xanh cực kỳ quan trọng nhưng nó không chỉ là một phần của sự cân bằng. Rất nhiều người nghĩ rằng nếu chúng ta đưa vào các công trình xanh thì mọi thứ sẽ ổn nhưng thực tế không chỉ là các công trình xanh mà còn là kinh tế xanh, chính phủ xanh. Chúng ta phải mở rộng khái niệm xanh ở công trình vào kinh doanh, lối sống… đó mới là điều quan trọng nhất cần làm tiếp theo.
Kienviet.net / Dịch từ CNN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét